
Nếu như phòng khách là “tiếng nói” của chủ nhân căn hộ, thì phòng bếp là “linh hồn” của một tổ ấm đúng nghĩa. Đa số các khoảng thời gian sinh hoạt đều được diễn ra tại phòng bếp. Do đó, cần đảm bảo rằng mọi thứ sẵn sàng để tạo nên những bữa ăn ngon nhất. Nội thất bếp là một thành phần quan trọng trong nhà bếp, về cả công năng lẫn thẩm mỹ. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều vật liệu nhà bếp. Mỗi loại vật liệu điều có ưu và nhược điểm riêng.
Theo thời gian, vật liệu ốp bếp sẽ bị mờ bởi vết xước. Thậm chí còn dễ dàng bị hư hỏng và biến màu nếu chọn vật liệu không phù hợp. Một vấn đề quan trọng khác là tính chịu nhiệt của vật liệu nhà bếp. Vậy làm thế nào để có thể lựa chọn vật liệu tốt nhất cho căn bếp của bạn?
Tham khảo 10 vật liệu ốp tường cho nhà bếp và những ưu khuyết điểm của chúng. Để tạo nên căn bếp ưng ý nhất của bạn.
1. Ốp Tấm nhựa giả đá:
Đây là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các căn hộ, nhà hàng và khách sạn trong những năm gần đây. Với hơn 35 mẫu vân đá mới góp phần tạo nên một không gian sang trọng cho nhà bếp.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí đến 70% so với đá tự nhiên đắt đỏ, cam kết chất lượng trên 15 năm, thi công nhanh trong 24h. Đa dạng mẫu, mỗi loại đều có màu sắc và hoa văn khác biệt. Tấm nhựa giả đá chịu nhiệt tốt, có thể uốn cong khi vận chuyển mà không bị các vết cắt và vết trầy xước. Ngoài ra Tấm nhựa vân đá cũng dễ lau chùi các vết bẩn như rượu vang, dầu và axit…
Nhược điểm: Cần giữ 1 khoảng cách lắp đặt với lửa bếp.
2. Tấm vân gỗ ốp tường:
Nếu bạn muốn có một chút nét truyền thống trong căn bếp ngay cả đối với ngôi nhà theo phong cách hiện đại, gỗ sẽ là vật liệu nhà bếp hoàn hảo. Bên cạnh việc trang trí, tấm vân gỗ cũng được sử dụng với nhiều chức năng. Hầu hết các gia chủ thường thiết kế phối hợp vân gỗ với các bề mặt khác như vân đá hoặc đá xuyên sáng.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí so với gỗ tự nhiên. Đa dạng màu vân gỗ để lựa chọn. Dễ dàng lắp đặt và thi công nhanh. Không gây mục mối, nhân lên của vi trùng trong khu vực nấu ăn. Bên cạnh những công năng đã có, gỗ cũng mang lại sự ấm áp cho không gian. Không
Nhược điểm: Cần giữ 1 khoảng cách lắp đặt với lửa bếp.
3. Tạo Quầy bếp Đá xuyên sáng:
Tấm đá xuyên sáng cho phép 80% ánh sáng đi qua, tiết kiệm năng lượng tạo nên không gian trở nên huyền ảo, màu sắc bắt mắt và tuyệt đẹp. Nếu bạn thích nội thất hiện đại và sang trọng thì đây là loại vật liệu khó bỏ qua khi trang trí bếp.
Ưu điểm:
- Loại vật liệu mới, đa dạng mẫu làm nội thất căn bếp không trở nên lỗi thời.
- Khả năng chiệu lực cao, không dễ vỡ, không mùi, thân thiện với môi trường, người sử dụng
- Tấm đá xuyên sáng có nhiều màu sắc, phù hợp trong mọi không gian ánh sáng.
Nhược điểm:
- Chi phí cao so với đá thông thường.
4. Mặt bàn thạch anh
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí bảo trì, thì thạch anh một vật liệu nhà bếp bạn cần xem xét. Thạch anh có nhiều màu sắc và hoa văn cho bạn lựa chọn.
Ưu điểm: Mặc dù trông giống đá tự nhiên nhưng đó không cần bảo trì. Và bạn cũng không cần lo lắng khi để bình nước nóng, dao hay các vết bẩn trong lúc nấu ăn. Thạch anh có các mẫu hoa văn như đá cẩm thạch và granite và cũng có nhiều màu sắc rực rỡ.
Nhược điểm: Các cạnh và góc có thể nhọn và sắc như đá Granit. Bạn nên sử dụng các cạnh tròn.
5. Solid surface:
Chất liệu nhân tạo này thường bào gồm đá cảm thạch, bauxite, nhựa acrylic, nhựa epoxy hoặc nhựa polyester và bột màu. Solid surface được sử dụng khi gia chủ muốn các mặt bếp liền mạch.
Ưu điểm: Solid surface có sắn các màu sắc và hoa văn. Khả năng chống lại hầu hết các vết bẩn. Khi bị các vết cắt nhỏ hay trầu xước, có thể khắc phục được.
Nhược điểm: Dễ bị trầy xước
