Bệnh viêm não nhật bản lây truyền do muỗi vào thời gian nào?

Muỗi là vector lây truyền nhiều loại bệnh, virus nguy hiểm có khả năng bùng thành dịch lớn. Với kích thước nhỏ, khó kiểm soát về số lượng, muỗi dễ dàng đốt hút máu và lây truyền bệnh từ người này sang người khác. Phòng chống muỗi quan trọng bảo vệ con người khỏi những bệnh lý lây truyền nguy hiểm.

Viêm não Nhật bản là nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương, nguy hiểm. Muỗi Culex là vật chủ truyền nhiễm bệnh, cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Lưới chống muỗi được nhiều người lựa chọn để chống muỗi, ngừa bệnh viêm não Nhật bản. Cùng tìm hiểu về bệnh lý viêm não Nhật bản và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu về viêm não Nhật bản và vật chủ truyền bệnh

Viêm não Nhật bản do loại virus trong tự nhiên, bắt nguồn từ lợn và chim là khởi đầu của virus này. Muỗi sẽ đốt và chích máu của lợn, sau đó truyền nhiễm sang con người. Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu, gây nhiễm trùng cấp tính ở não. Nguy cơ mắc virus viêm não Nhật bản xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng đặc biệt nguy hiểm với nhóm trẻ từ 2-6 tuổi hoặc nhóm dưới 15 tuổi dễ bị tổn thương hơn.

Thời điểm viêm não Nhật bản bùng phát chủ yếu vào tháng 5-7, khi số lượng muỗi bùng phát mạnh. Đồng thời xuất hiện nhiều ở các khu vực nông thôn, khu dân cư gần trang trại. Muỗi Culex là loài nguy hiểm vector truyền bệnh của sốt rét và viêm não Nhật bản. Loài muỗi này thường hoạt động vào ban đêm và chập tối.

Viêm não Nhật bản nguy hiểm, để lại nhiều di chứng. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 50% bệnh nhân bị viêm não Nhật bản bị di chứng về thân kinh, tâm thần, khoảng 25% bệnh nhân bị hôn mê sâu, co giật và tử vong sau 7 ngày khởi phát bệnh.

Cách phòng ngừa viêm não Nhật bản và những bệnh lây truyền do muỗi   

Viêm não Nhật bản nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ – những đối tượng dễ bị tổn thương. Viêm não Nhật bản bùng phát cùng thời điểm với dịch sốt rét, sốt xuất huyết, rủi ro mắc virus zika ở bà bầu… Do vậy, yêu cầu phòng chống muỗi là điều cần thiết, cho tất cả các loại muỗi có nguy cơ tấn công con người.

Phòng chống muỗi trong nhà ở:

  • Lắp đặt lưới chống muỗi cho các vị trí cửa ra vào, cửa thông gió. Giải pháp lâu dài, giảm đến 99% muỗi xâm nhập ảnh hưởng đến không gian sống của gia đình, chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
  • Sử dụng vợt muỗi, đèn bắt muỗi để tiêu diệt hết muỗi trong nhà ở. 
  • Sử dụng màn khi ngủ, dọn dẹp các góc trong nhà để giảm nơi trú ngụ của muỗi.

Phòng chống muỗi bên ngoài:

  • Vệ sinh dọn dẹp xung quanh nhà ở, phát quang bụi rậm, cấc ao tù nước đọng cần được xử lý.
  • Phun thuốc bên ngoài bằng thuốc chuyên diệt muỗi được bộ y tế cấp.
  • Mặc quần áo dài, sử dụng xịt côn trùng khi ra ngoài chơi vào chiều tối và ban đêm hay đi picnic.

Viêm não Nhật bản đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm hơn khi lây nhiễm thông qua muỗi. Để tránh những rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe, các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết mà gia đình cần thực hiện. 

Tiêu diệt muỗi, giảm tiếp xúc và sự tấn công của muỗi tới nhà ở, cuộc sống hàng ngày. Gia đình cần trang bị cửa lưới chống muỗi cho nhà ở, kết hợp dọn vệ sinh quanh nhà, giữ không gian sạch thoáng để làm sạch bóng dáng loài côn trùng gây hại này.