Con nghê là một hình ảnh quen thuộc trong các loại đồ thờ bằng đồng, ngoài ra nó còn được đúc đồng dùng làm linh vật trước các cổng chùa, miếu. Tuy nhiên, không ít người vẫn không hiểu rõ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của hình tượng loài vật này trong văn hóa thờ cúng. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Con Nghê có nguồn gốc như thế nào?
Con Nghê hay còn gọi là con ngao, đây là một loài động vật thần thoại được sáng tạo bởi dân gian Việt Nam. Loại linh vật này được bản địa hóa từ kỳ lân, là hóa thân của con chó và có địa vị ngang hàng với Tứ Linh bao gồm Long – Lân – Quy – Phụng.
Từ xưa đến nay, Nghê được xem là một linh vật có nhiệm vụ canh giữ về mặt tinh thần và chống lại các loại tà ma, ác quỷ cho con người. Nghê khác hẳn với kỳ lân hay sư tử của người Trung Quốc, nó đã được định hình từ những công trình kiến trúc nổi tiếng của nước ta vào thời Lý. Trong khi đó, trước giai đoạn nhà Hán ở Trung Hoa, không có bất kỳ dấu hiệu nào của linh vật tên Nghê. Vì thế, có thể hiểu Nghê là biểu tượng văn hóa được người Việt học hỏi văn hóa Trung Hoa và sáng tạo thêm để tạo nên linh vật riêng của mình.
Con Nghê có ý nghĩa gì trong văn hóa thờ cúng?
Con Nghê được xem là một linh vật thuộc về tín ngưỡng thờ cúng và văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt. Ngày xưa, ông cha ta thường đặt con Nghê ở hai bên cửa các nơi đình, chùa hay đền để ngăn chặn tà ma quấy phá và trấn trạch cũng như hóa giải những vận khí xấu.
Cho đến nay, con Nghê vẫn là linh vật xuất hiện nhiều trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Người ta quan niệm rằng nó có thể đọc kiểm soát tâm hồn và suy nghĩ của con người. Đồng thời, nhiều gia đình cũng đặt Nghê trước nhà để hóa giải điềm hung, trấn trạch sát khí…
Tuy nhiên, việc thờ cúng cũng như trưng bày linh vật này cần được thực hiện đúng quy trình và tham khảo qua yếu tố phong thủy. Bởi vì Nghê là linh vật có sát khí nặng, nếu không cẩn thận sẽ bị phản tác dụng, gây nên vận hạn, tai ương cho gia đình.
Nghê hiện nay còn xuất hiện trên phần đỉnh của các đỉnh đồng tại những bàn thờ gia tiên. Điều này giúp cho gia chủ hóa giải được sát khí, trấn trạch cho không gian thờ cúng. Người ta còn đặt linh vật này tại nhiều lăng mộ với mong muốn nó sẽ canh giấc ngủ cho người đã khuất và bảo vệ họ ra đi một cách thanh thản.
Đôi nét về tạo hình của con Nghê
Con Nghê có bốn chân, không có sừng, có hình dáng của con chó. Nó là một linh vật được người Việt hư cấu nên không có hình dáng cố định và cũng không có một nguyên tắc, chuẩn mực hay yêu cầu nào về tạo hình của con Nghê.
Con Nghê được tạo nên từ sự học hỏi, sáng tạo của người Việt. Nó có đặc điểm của những linh vật khác như hổ, rồng, lân, sư tử hay thậm chí là khỉ. Điểm đặc biệt nhất của con Nghê có lẽ chính là đặc tính của một loài vật giữ cửa.
Đó là những thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của con Nghê trong văn hóa thờ cúng tâm linh của người Việt mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn muốn thỉnh linh vật này về, đừng quên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phong thủy để tránh gặp những vận hạn, tai ương không đáng có.